Đối với mỗi gia đình, có lẽ khoảnh khắc tuyệt vời nhất chính là khi mọi thành viên đều đoàn tụ dưới một mái nhà trong dịp Tết đến Xuân về. Khi ấy, hạnh phúc của mọi người có lẽ đơn giản chỉ là được dạo quanh chợ hoa, để rồi chọn được cho ngôi nhà của mình một cây mai vàng tuyệt đẹp chơi Tết. Tất cả cảm xúc ấy không gì có thể sánh bằng.
Mục lục
Mai vàng – Loài cây thanh tao mà rực rỡ
Khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới chính là lúc cây mai bắt đầu nở rộ, tạo nên vẻ đẹp riêng biệt của mùa xuân. Mai vàng, với sắc vàng rực rỡ, nở rộ những bông hoa nhỏ nhắn và nụ hoa xanh lục, làm sáng bừng góc nhà dưới ánh nắng chan hòa.
Điều thú vị là ít ai ngờ rằng mai vàng từng mọc dại ven đường, có phần gốc và rễ khá to. Nguyên nhân là để có thể tồn tại qua mùa đông khắc nghiệt, cây mai buộc phải cắm rễ sâu dưới đất để chuẩn bị cho những búp non nở rộ khi mùa xuân sang. Vì thế, mai vàng không chỉ tượng trưng cho sự giàu sang và phú quý mà còn mang ý nghĩa về sức sống mạnh mẽ và kiên cường, thúc đẩy con người vượt qua khó khăn và hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, đôi khi mai vàng không ra hoa, gây ra nỗi lo lắng cho nhiều người dù đã cất công chăm sóc cây. Lý giải cho điều đó có thể xuất phát từ những lỗi sai trong quá trình chăm sóc mai vàng.
Lưu ý trong chăm sóc mai vàng đúng cách?
Mai vàng là loại cây đại niên, có thể sống và phát triển tốt hơn trăm năm, vì vậy nhiều người vẫn tiếp tục chăm sóc cây cho những đợt Tết sau dù Tết âm lịch đã qua. Tuy nhiên, chăm sóc mai vàng đòi hỏi người trồng phải có kỹ năng bài bản nhất, không đơn giản chỉ là tưới nước đều đặn, bón phân định kỳ hay tỉa cành lá thường xuyên.
Người trồng còn phải tỉ mẩn, kiên nhẫn và có kiến thức sâu rộng trong việc chăm sóc mai vàng. Điều này giải thích tại sao không ít người mắc phải sai lầm và gặp thách thức khi chăm sóc mai vàng, khiến cho cây không phát triển hoặc không ra hoa. Thậm chí, chăm sóc sai cách có thể khiến mai vàng trở nên héo úa hoặc bị ngập úng.
Lượng nước tưới không đáp ứng đúng nhu cầu của cây
Vấn đề về úng rễ thường xuyên xảy ra trong việc chơi hệ mai vàng, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu. Nguyên nhân của vấn đề này phần lớn là do người trồng cây nghĩ rằng việc tưới nước nhiều sẽ giúp cây phát triển tốt. Cũng như một phần nào đó làm họ cảm thấy an tâm mỗi khi đi làm, đi công tác xa nhà hoặc đi du lịch. Tuy nhiên, điều này là một quan niệm sai lầm và không đúng. Mỗi loại cây đều có nhu cầu nước riêng biệt, vì vậy cung cấp một lượng nước tưới vừa phải và đúng cách là việc làm tốt nhất để cây mai phát triển tốt.
Ngoài kỹ năng tưới cây, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây, ví dụ như khí hậu, ánh sáng, bón phân và đất trồng. Do đó, không phải việc đặt cây trong chậu và để ở nơi có ánh sáng tốt là đủ để cây phát triển tốt. Thay vào đó, việc chăm sóc cây mai đòi hỏi sự đầu tư công sức và kiên nhẫn để đảm bảo cây được chăm sóc tốt nhất.
Sang cây mai vào những chậu không có nhiều lỗ thoát nước
Mai là một loài cây có bộ rễ lớn và dài, thường đâm xuống đất từ 2-3m để hút các dưỡng chất từ đất lên nuôi cây. Nhờ đó mà cây mai phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong trường hợp chậu cây có đủ lỗ thoát nước. Nếu không, khi người trồng tưới cho cây, nước trong chậu sẽ không thoát ra được, gây ra tình trạng rễ cây đâm sâu vào đất và khiến nước trong chậu ứ đọng, gây úng rễ cho cây mai. Nếu tình trạng này kéo dài, mai sẽ dần yếu đi và cuối cùng là chết.
Không cắt tỉa cành cây mai định kỳ
Sau Tết, nhiều người “chơi” mai bị mắc phải lỗi cắt tỉa cây không đúng cách. Bận rộn với cuộc sống và công việc, họ cho rằng mai vẫn còn nở hoa nên để cây nguyên vẹn cho đẹp.
Tuy nhiên, các chuyên gia trồng mai cho biết, nếu không cắt tỉa cây định kỳ, đặc biệt là sau khi chưng Tết xong, thì cây mai sẽ phát triển không đều. Các cành khỏe sẽ nở nhiều hoa và có nhiều chồi non, trong khi các cành yếu sẽ bị che khuất và không có hoa. Theo thời gian, sự không đồng đều này sẽ làm cho dáng cây mai không đẹp và ảnh hưởng đến sức khỏe của cây. Cây mai phải cung cấp dưỡng chất cho những cành cây không phát triển, dẫn đến sức khỏe cây yếu đi.
Để mai ở nơi có ánh sáng gắt ngay khi vừa thay đất sang chậu
Thường thì sau Tết, mai vàng sẽ được chuyển sang chậu và đặt ở nơi có ánh sáng tự nhiên mạnh. Tuy nhiên, điều này không phải là tốt cho cây. Mai vàng sau khi chưng Tết sẽ có sức khỏe không tốt và thường bị tổn thương thêm khi người trồng cắt tỉa cây sau khi sang chậu.
Vì vậy, người chơi mai cần lưu ý chỉ nên đặt cây ở nơi có ánh sáng đủ, không quá mạnh và trong thời gian giới hạn. Sau đó, cây nên được chuyển đến nơi có bóng râm để hồi phục sức khỏe và thích nghi dần với môi trường sống bên ngoài trước khi hoàn toàn ra nắng.
“Chỉ là cây thôi mà, có cần phải chăm sóc kỹ?”
Một số người có thói quen cho rằng cây chỉ là cây, không cần quá chăm sóc. Tuy nhiên, giống như con người, tất cả các loại cây đều cần được chăm sóc đều đặn và thường xuyên để phát triển tốt và tô điểm không gian sống xanh cho ngôi nhà của mọi người.
Nhưng với thời gian eo hẹp, để quan tâm đến bản thân và gia đình còn khó khăn, làm sao để chăm sóc cho cây mai một cách bài bản? Đó là lý do tại sao nhiều người chăm mai đã tìm đến các giải pháp tưới thông minh IoT để cân bằng thời gian giữa công việc, gia đình và chăm sóc cây. Công nghệ tưới thông minh CloudFERMI cThings IoT là một ví dụ, hỗ trợ người dùng theo dõi và chăm sóc cây mai của mình thông qua màn hình điện thoại. Chỉ cần chạm tay vào màn hình, người dùng có thể điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp và lên lịch tưới cho cây hàng ngày. Điều này giúp cho việc chăm sóc cây mai trở nên dễ dàng hơn, và là yếu tố khiến nhiều người yêu thích chăm sóc cây.
Bài viết được phát triển bởi Công ty CloudFERMI.